Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

Quy trình hạch toán kế toán từ đầu cho dân kế toán

Bạn đã và đang làm kế toán nhưng nhiều lúc vẫn thấy khó hình dung toàn bộ quy trình kế toán, sau đây Trung tâm tin học kế toán Quang Minh sẽ hướng dẫn các công việc của kế toán theo quy trình dễ hiểu nhất

I/ Công việc đầu năm:

- Vào số dư đầu kỳ “ bảng cân đối phát sinh tháng “


- Vào số dư dầu kỳ các Sổ chi tiết tài khoản 142, 242, 211, 131, Bảng tổng hợp Nhập Xuất Tồn, và các Sổ khác ( nếu có )


- Chuyển lãi ( lỗ ) năm nay về năm trước ( Căn cứ vào số dư đầu kỳ TK 4212 trên Bảng CĐTK để chuyển ). Việc thực hiện này được định khoản trên Nhật ký chung và chỉ thực hiện 1 lần trong năm, vào thời điểm đầu năm


Ví dụ: - Kết chuyển Lãi Lỗ năm trước sang năm nay( căn cứ vào số dư TK 421 – TK 4212 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối) trên Bảng Cân đối phát sinh Tài khoản của năm trước): đưa ra 2 TH


TH1: Nếu TK 4212 có số dư bên Nợ: ta xác định rằng Doanh nghiệp này tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh năm trước là Lỗ.


Chúng ta thực hiện bút toán kết chuyển


Nợ TK 4211 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm trước
Có TK 4212 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay


TH2 Nếu TK 4212 có số dư bên Có: ta xác định rằng Doanh nghiệp này tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh năm trước là Lãi


Chúng ta thực hiện bút toán kết chuyển
Nợ TK 4212 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm nay
Có TK 4211 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước


II. CÁC CÔNG VIỆC TRONG THÁNG:

A. Vào các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ trên Nhật Ký Chung.

- Hạch toán chi phí thuế Môn bài phải nộp trong năm nay


Nợ TK 6422 - CP Quản lý Doanh nghiệp
Có TK 3338 – Các loại thuế khác
Khi nộp thuế Môn bài: Kế toán hạch toán theo 2 TH:


TH1: Nếu nộp bằng Tiền mặt Việt Nam Đồng – TK 1111
Nợ TK 3338
Có TK 1111


TH2: Nếu nộp thuế bằng chuyển khoản - Tiền Việt Nam Đồng gửi Ngân hàng – TK 1121
Nợ TK 3338
Có TK 1121


Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán đều hạch toán trên sổ Nhật ký chung sau đó mới đến các sổ chi tiết liên quan. 

* Nếu phát sinh công nợ thì bạn vào chi tiết công nợ phải thu, phải trả
* Nếu phát sinh CCDC, TSCD thì bạn vào bảng phân bổ công cụ dụng cụ, khấu hao tài sản cố định
* Nếu phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến kho thì bạn vào sổ chi tiết vật tư hàng hóa    

III: CÁC BÚT TOÁN CUỐI THÁNG


1. Hạch toán các bút toán về tiền lương cuối tháng 


2. Trích khấu hao tài sản cố định


3. Phân bổ chi phí trả trướng dài hạn, ngắn hạn ( nếu có)


4. Kết chuyển thuế GTGT


5. Tập hợp giá vốn hàng bán


6. Kết chuyển các khoản doanh thu 


7. Kết chuyển chi phí


8. Kết chuyển lãi ( lỗ) trong kỳ

9. Lên sổ tổng hợp công nợ, vật tư hàng hóa

10. Lên sổ cái các tài khoản để so sánh đối chiếu

IV. HƯỚNG DẪN LẬP CÁC BẢNG BIỂU CUỐI KỲ:


Cuối tháng kế toán cần làm các bảng sau:


- Lập bảng Tổng hợp phải thu khách hàng- TK 131


- Lập Bảng tổng hợp Phải trả khách hàng – 331


- Lập sổ quỹ tiền mặt và sổ tiền gửi ngân hàng.


- Lập bảng Cân đối phát sinh.


V. Cuối năm các bạn làm báo cáo tài chính

Để được thực hành chi tiết các phần hành kế toán bạn tham khảo tại: Học kế toán ở đâu tốt nhất, học kế toán ở đâu tốt nhất Hà nội, học kế toán thuế ở đâu tốt nhất


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét