Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

Các hình thức trả lương cho người lao động

Tiền lương trả cho người lao động được căn cứ theo tiền lương ghi trong hợp đồng lao động, năng suất lao động, khối lượng và chất lượng công việc mà người lao động đã thực hiện, bảo đảm mức lương trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường, hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận (không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.









1. Các hình thức trả lương

Hình thức trả lương theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP được hướng dẫn cụ thể như sau:

Tiền lương theo thời gian (theo tháng, theo tuần, theo ngày hoặc theo giờ) được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc thực tế theo tháng, tuần, ngày, giờ, cụ thể:

a) Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở hợp đồng lao động;

b) Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;

c) Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng (tính theo từng tháng dương lịch và bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày) theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn;

d) Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc xác định trên cơ sở tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động.


Có 2 hình thức mà doanh nghiệp vẫn thường áp dụng:

Công thức 1: 


Lương phải trả trong tháng = Mức lương tháng/ số ngày phải đi làm quy định x Số ngày                                                                                                                                                đi làm thực tế

Số ngày đi làm quy định = Số ngày trong tháng - ngày nghỉ

VD tháng 1 có 31 ngày, được nghỉ 4 ngày chủ nhật => số ngày đi làm quy định = 31-4 = 27 ngày


Công thức 2:
Lương phải trả trong tháng = Mức lương tháng/26 ngày x Số ngày đi làm thực tế


VD: Mức lương tháng 1 trả cho anh B là 5.000.000, anh B được nghỉ 4 ngày chủ nhật, trong tháng anh B đi làm được 25 ngày công
Theo công thức 1:

Mức lương phải trả tháng 1 =5.000.000/(31-4) x 25 =4.629.630đ

Theo công thức 2

Mức lương phải trả tháng 1 = 5.000.000/26 x 25 = 4.807.692đ

Tiền lương theo sản phẩm được trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao.

Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.

Căn cứ các hình thức trả lương nêu trên, tính chất công việc và điều kiện sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động lựa chọn hình thức trả lương bảo đảm tiền lương được trả gắn với kết quả công việc, khuyến khích người lao động nâng cao hiệu quả, năng suất lao động. Việc lựa chọn hoặc thay đổi hình thức trả lương phải thể hiện trong hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể.

2. Kỳ hạn trả lương


Kỳ hạn trả lương đối với người hưởng lương tháng theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP được quy định như sau: 
 
.- Người lao động hưởng lương tháng được trả tháng một lần hoặc nửa tháng một lần và được trả ngay trong tháng mà người lao động làm việc.
- Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và được ấn định vào một thời điểm cố định trong tháng.
 
Bạn tham khảo thêm khóa học: Học kế toán tổng hợp tốt nhất Hà Nội để thực hành kế toán tiền lương và các phần hành kế toán khác

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét